1/6/2013, 23:12 #1
next
Thực trạng mình thấy sinh viên kiến trúc nhiều người vẫn đang rất mơ hồ và về kích thước các dầm - cột - sàn, và các bước cột - nhịp trong công trình. Sinh viên thường vẫn chưa hình dung rõ ràng quy mô công trình của mình, các thầy cô đồ án vẫn không nói một cách cụ thể về vấn đề này, ví dụ như với một nhà dân kích thước XxY thì trong đầu phải hình dung ra được bước cột, kích thước các dầm, cột cơ bản, để lên phương án kiến trúc thật nhanh mà sau này lại ít bị điều chỉnh kích thước dầm, cột khi tính toán chi tiết. Thường sinh viên không để ý và cứ tương bừa cột, dầm, sàn vào lúc vẽ mặt bằng, mặt cắt, tương bừa nhịp, bước cột mà không để ý đến chiều cao dầm Mình rất muốn có một dạng thức cơ bản chuẩn để lên phương án kiến trúc nhanh và chuyên nghiệp nên mạn phép mở topic này để mọi người cùng thảo luận
trích dẫn:
Trong việc xây dựng nhà phố đã hình thành một "thông lệ” rất nhiều người áp dụng: bất kể bề ngang hay bề sâu, cứ cách khoảng 4m là phải có cột và dầm để đỡ sàn đúc; Nhiều nhà muốn tạo không gian thoáng rộng lại thường bị vướng bởi cột, dầm. Với nhà có chiều ngang 7m lại phải chia bên 4m, bên 3m và giữa nhà có cột, dầm! Một số KTS khuyên nên bỏ những trói buộc này
Trích dẫn:
Trong xây dựng, người ta thường gọi bề ngang nhà là nhịp và chiều dọc là bước. Ðể tiết kiệm kinh phí và an toàn thì chọn bước và nhịp là 4 - 5m để thiết kế cột và dầm. Khi đó, kích thước dầm 20x30cm và cột thì tùy vào độ cao của ngôi nhà (bao nhiêu tầng) vì cột chịu lực tổng tải trọng của toàn công trình. Ví dụ, nhà 3 tầng mà xây chen trong khu phố thì cột 20x20cm là đủ. Nhưng nếu nhà nằm chơ vơ ở khoảng trống, có thể kích cỡ phải lớn hơn vì tải trọng còn phải chịu theo phương ngang. Ngoài ra, còn tùy vào thế đất, cấu tạo địa chất tại nơi xây nhà.
trích dẫn:
Thực chất, không những nhà có bước/nhịp 6 - 7m mà 8 - 9m vẫn có thể thiết kế cột/dầm ở các khẩu độ đó. Và khi đó, cấu kiện cột/dầm phải lớn hơn và chiều dày của sàn cũng phải dày hơn để chịu lực và tránh rung. Cũng có thể làm dầm phụ phân chia trần sàn nhiều ô để hạn chế độ rung sàn. Việc xử lý kết cấu vượt nhịp/bước theo khuôn khổ chuẩn 4,5m đều có thể tính toán và thực hiện được.
Trong thực tế, người kỹ sư cần tính toán kết cấu, dựa vào ý đồ của kiến trúc sư để thể hiện. Và hai bộ phận này phối hợp nhau sẽ làm cho công trình hoàn thiện một cách chuẩn xác và thẩm mỹ theo đúng công năng cần thiết. Ví dụ, buồng thang thường hay lộ những dầm “chằng chịt” dưới trần thang; lắm khi bước lên bị vướng vai... Ðiều này có thể xử lý dầm "giấu" trong tường, hoặc trường hợp kết cấu đặc biệt có thể làm thang "treo”. Có nhiều giải pháp kết cấu để tạo thẩm mỹ và không gian nhà rộng hơn mà vẫn bảo đảm kỹ thuật xây dựng.
mời các bác cùng thảo luận để mọi người cùng học hỏi